Khoa Học Khám Phá - Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Khoa Học Khám Phá - Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Tác giả: James Gleick

Quyển sách đã phổ biến thuật ngữ "hiệu ứng con bướm" đến công chúng
Ngôn từ ngắn gọn, súc tích
Cung cấp những tri thức khoa học hữu ích

0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Nhận xét

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Liệu con bướm đập cách ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?

Với tham vọng lập ra một mô hình toán học nhằm dự báo thời tiết, Edward Lorenz đã phát hiện "hiện ứng cánh bướm" - một lí thuyết có ý nghĩa rất lớn với khoa học hiện đại. Thế nhưng ở thập niên 60, lý thuyết này còn quá mới mẻ.

Mãi gần 30 năm sau đó, lý thuyết này mới được công chúng biết đến rộng rãi qua cuốn sách Từ Hiệu Ứng Con BướmĐến Lý Thuyết HỗnĐộn. Ra mắt năm 1987, cuốn sách ngay lập tức trở thành cuốn sách best-seller trên khắp thế giới, được dịch ra 25 thứ tiếng và được coi đã làm thay đổi nhận thức của toàn thể nhân loại.

Là nhà văn khoa học hàng đầu của Mĩ, James Gleick thực sự đã đưa khoa học cấp cao đến gần hơn với công chúng khi "đại chúng hóa" những kiến thức phức tạp của "hiệu ứng con bướm". Từ việc phát hiện, những thử nghiệm, đến những nghiên cứu vĩ mô như "ý tưởng của David Rulle về chảy rối" hay "chiến công tinh tế của Libchaber" trong việc giải thích các hiện tượng xung quanh "hiệu ứng con bướm".

Với cuốn sách này, James Gleick xứng đáng được ghi công vì là người đã phổ biến thuật ngữ "hiệu ứng con bướm" trong văn hóa đại chúng.

MỤC LỤC:

- Mở đầu

- Hiệu ứng con bướm

- Cách mạng

- Những thăng trầm của sự sống

- Mô hình học của tự nhiên

- Các nhân hút lạ

- Tính phổ quát

- Nhà thực nghiệm

- Các hình ảnh của hỗn độn

- Tập thể nghiên cứu các hệ động lực

- Các nhịp nội tại

- Hỗn độn và sau đó

Giới thiệu tác giả:

James Gleick là nhà văn khoa học hàng đầu của Mỹ. Ông sinh năm 1954 tại New York. Năm 1976 ông tốt nghiệp Đại học Harvard và đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau ở báo New York Times cho tới khi ông nghỉ việc để viết cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, Từ hiệu ứng con bướm đến lý thuyết hỗn độn (1987) - thường gọi tắt là Hỗn độn. Cuốn sách ra đời ngay lập tức đã nổi tiếng, và được coi là đã làm thay đổi nhận thức của nhân loại, trở thành cuốn sách best-seller trên khắp thế giới, và đã được dịch ra 25 thứ tiếng. Nhờ cuốn sách này, Gleick được ghi công là người đã phổ biến thuật ngữ "hiệu ứng con bướm" trong văn hóa đại chúng. Hỗn độn đã được vào vòng chung khảo của Giải thưởng sách quốc gia.

Sau khi trở lại làm việc cho tờ Times, với vai trò là phóng viên khoa học, ông đã tập trung trong hai năm để viết về những lĩnh vực kỳ bí của toán học và vật lý. Sau cái chết của nhà vật lý thiên tài Richard Feynman, ông lại rời báo Times một lần nữa để viết cuốn tiểu sử: Thiên tài: cuộc sống và sự nghiệp khoa học của Richard Feynman (1992). Năm 2003 Gleick còn cho ra đời một cuốn tiểu sử khác cũng rất có tiếng vang, đó là cuốn lsaacNewton. Cả cuốn Thiên tài và Isaac Nevvton đều đã được đưa vào danh sách xét Giải Pulitzer. Gleick sắp cho ra đời cuốn sách đang rất được mong đợi, đó là cuốn Thông tin viết về lịch sử công nghệ thông tin.

Giá Khoa Học Khám Phá - Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn mới nhất

    Sản phẩm cùng tầm giá