Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành)

Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành)

Tác giả: Akiyoshi Torii

Việc trẻ vẽ tranh như thế nào có thể giúp chúng ta đoán biết tính cách và cả tâm lý của trẻ
Cha mẹ sẽ biết cách dạy con theo đúng với giai đoạn con đang trải qua
Tìm hiểu hoạt động vẽ tranh của trẻ trong giai đoạn từ 1 - 9 tuổi

Giá tốt từ nơi bán: 52.000
Có 14 sản phẩm từ 3 nơi bán, giá từ 52.000 - 65.000
Sách Thái Hà - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành - Penguin Books
Sách Thái Hà - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành
††Cung cấp bởi: Penguin Books
Xem khuyến mãi
52.000
Cập nhật 1 năm trước
Xem thêm 7 sản phẩm
Thu gọn
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành) - Thái Hà
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành)
††Cung cấp bởi: Thái Hà
56.000
Cập nhật 6 tháng trước
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành - Nhà Sách Trẻ Online
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành
††Cung cấp bởi: Nhà Sách Trẻ Online
Xem khuyến mãi
49.669
Cập nhật 6 tháng trước
Xem thêm 4 sản phẩm
Thu gọn
[Mã BMLT35 giảm đến 35K] Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết - Sách Hay Số 1 Online
[Mã BMLT35 giảm đến 35K] Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết
- Sách Hay Số 1 Online
46.150
Cập nhật 1 năm trước
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết - THÁI HÀ BOOKS
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết
- THÁI HÀ BOOKS
47.450
Cập nhật 10 tháng trước
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết) TH - Nhà Sách Loan Nguyễn
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết) TH
- Nhà Sách Loan Nguyễn
48.750
Cập nhật 1 năm trước
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết) - Times Books
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết)
- Times Books
50.049
Cập nhật 6 tháng trước
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết) - VBooks
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết)
- VBooks
50.050
Cập nhật 6 tháng trước
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết) - VBooks
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Lý Thuyết)
- VBooks
50.050
Cập nhật 6 tháng trước
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết - VBooks
Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết
- VBooks
50.050
Cập nhật 7 tháng trước
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết - VADATABOOKS
Sách - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Lý Thuyết
- VADATABOOKS
50.700
Cập nhật 1 năm trước
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Nhận xét

Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành)

Bằng những vận động tay chân, chúng ta có thể thay đổi thế giới bên ngoài và nhận thức sự thay đổi đó bằng tai, mắt và da. Đối với trẻ em, quá trình suy nghĩ, sáng tạo, vẽ một cái gì đó (thay đổi trạng thái của giấy vẽ) rồi chơi say mê với nó là niềm vui tuyệt vời không gì sánh bằng. Đó chính là một phần gắn liền với bản chất con người, một sinh vật có tính văn hóa. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần của trẻ thông qua việc quan sát trẻ vui chơi. Đây cũng chính là biểu hiện hạnh phúc cơ bản nhất của con người. Frobel, nhà giáo dục mầm non người Đức, đã nói: "Chơi là phương pháp học tập tốt nhất".

Trẻ em không phát triển như những khuôn mẫu mà người lớn mong muốn. Bản thân mỗi người có một đời sống riêng, trẻ em cũng vậy. Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã rất khác người lớn. Đối với trẻ, giai đoạn ăn dặm và làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ thường khá vất vả, dù thức ăn chỉ có một món đi chăng nữa. Nói cách khác, cho dù là người lớn, bạn cũng khó bắt trẻ nhỏ làm những việc không tốt hoặc trái với thói quen hàng ngày của trẻ. Việc vẽ tranh cũng như vậy. Trẻ vẽ tranh sẽ khác hoàn toàn với người lớn.

Việc trẻ vẽ tranh như thế nào có thể giúp chúng ta đoán biết tính cách và cả tâm lý của trẻ. Những bức tranh của trẻ cũng là một trong những biểu hiện tâm lý trực tiếp nhất, giống như khi trẻ khóc vậy.

Giống như loài vượn, trẻ sẽ bắt đầu với những nét vẽ đơn giản nguệch ngoạc như đường thẳng, đường tròn. Sau đó, trẻ có thể vẽ những bức tranh có ý nghĩa về mặt nội dung. Dần dần, cùng với việc mở rộng vốn từ vựng, trẻ sẽ có thể vẽ được những bức tranh bằng sự tưởng tượng.

Thông qua quá trình phát triển từng chút một như thế, dần dần trẻ có thể vẽ được những bức tranh hoàn thiện như của người lớn. Tuy nhiên, tùy vào sự 17 phát triển theo độ tuổi mà cách thức biểu hiện và nội dung tranh cũng thay đổi. Các bậc cha mẹ không nên nôn nóng mà bỏ qua sự phát triển của con mình.

Việc các mẹ lo lắng về tranh vẽ của con là hết sức bình thường khi hầu hết kiến thức cơ bản của họ là do nghe được ở đâu đó. Chính xác là có ngành khoa học dựa vào tranh để phán đoán tâm lý, tính cách hoặc nghiên cứu trạng thái tinh thần. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ mắc bệnh thật đi chăng nữa, chúng ta cũng nên tin tưởng dành việc phân tích đó cho các nhà chuyên môn. Các bà mẹ đừng nên để ý quá kỹ lưỡng, soi xét từng li từng tí như thế. Nếu trẻ có thể vẽ những chấm tròn hay những đường tròn nguệch ngoạc, hãy thể hiện sự vui mừng và cố gắng lắng nghe nội dung bức tranh của trẻ.

Dạy vẽ tranh cho những trẻ ở mẫu giáo không chỉ là giáo dục tính tập thể, cộng đồng mà đây còn là môi trường tuyệt vời luôn đảm bảo trẻ có được mối quan hệ với những người bạn cùng chơi. Do đó, người lớn hãy cố gắng dành thời gian chơi cùng trẻ, chẳng hạn như các mẹ hãy tụ tập thành nhóm và rủ bạn bè và con cái của họ đến nhà mình hoặc dẫn con mình đến nhà họ chơi…

Nguyên nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng giáo dục ngày nay đó là việc thất bại khi không bồi đắp nền tảng tư tưởng giáo dục hiện đại, trong đó "phát triển nhân tính" đóng vai trò như một nhu cầu nhằm đáp ứng cho sự phát triển. Hệ thống giáo dục hiện nay đang quá ỷ lại vào những quan niệm cũ như tri thức cá nhân, chủ nghĩa quản lý, chủ nghĩa cạnh tranh. Chúng ta không nên mong chờ sự cải thiện từ những khuyến cáo do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc hoặc Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đưa ra mà nên "tự làm sạch" chính mình bằng những cải cách trong nước. Cuốn sách này mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách đó.

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1: Nhập môn về vẽ tranh dành cho các bà mẹ

Bài học 1: Bạn có đang lắng nghe thông điệp từ những bức tranh trẻ vẽ không?

Bài học 2: Có nên dạy trẻ vẽ theo hình mẫu không?

Bài học 3: Trẻ có ghét bị lấm bẩn không?

Bài học 4: Có đoán được tính cách của trẻ qua tranh vẽ không?

Bài học 5: Bạn có đang trải nghiệm vui vẻ cùng với trẻ không?

Chương 2: Trẻ sẽ trưởng thành qua hoạt động vẽ tranh

Giai đoạn 1 tuổi

Khoảng 1 tuổi: Bắt đầu bằng sự nghịch ngợm của tay

Khoảng 1 tuổi rưỡi: Do chuyển động bàn tay qua lại, nét vẽ của trẻ ở giai đoạn này vẫn rất nguệch ngoạc

Sau 1 tuổi rưỡi: Từ vòng tròn lớn nguệch ngoạc, trẻ vẽ những vòng tròn nhỏ

Những điểm cần ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 1 tuổi

Giai đoạn 2 tuổi

Khoảng 2 tuổi: Vòng tròn bắt đầu khép lại

Sau 2 tuổi rưỡi: Trẻ bắt đầu gắn ý nghĩa vào tranh

Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 2 tuổi

Giai đoạn 3 tuổi

Khoảng 3 tuổi: Tay cử động theo những gì mình định vẽ

Sau 3 tuổi rưỡi: Trẻ trò chuyện bằng rất nhiều kiểu vẽ hình tròn

Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 3 tuổi

Giai đoạn 4 tuổi

Khoảng 4 tuổi: Trẻ bắt đầu có thể vẽ bằng sự tưởng tượng

Sau 4 tuổi rưỡi: Những bức tranh rời rạc, giống như liệt kê hình vẽ

Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 4 tuổi

Giai đoạn 5 tuổi

Khoảng 5 tuổi: Trẻ có thể vẽ và sắp xếp sự vật trong tranh một cách có trật tự

Sau 5 tuổi rưỡi: Biểu hiện mối quan hệ bằng các đường cơ sở

Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 5 tuổi

Giai đoạn 6 tuổi

Trẻ 6 tuổi sẽ có thể vẽ và phân biệt các đường cơ sở

Giai đoạn trẻ 7 đến 8 tuổi

Bắt đầu có ý thức về xã hội của người lớn và trẻ em

Giai đoạn 9 tuổi

Từ 9 tuổi: Bức tranh của trẻ đã là bức tranh của người lớn

Những điểm ghi nhớ trong giai đoạn trẻ 6 - 9 tuổi

Chương 3: Hỏi - đáp về vẽ tranh

Trích đoạn

Tôn trọng quá trình phát triển của trẻ

Khi trẻ khóc, run rẩy toàn thân hoặc cười… chính là lúc trẻ đang biểu hiện những cung bậc cảm xúc của bản thân.

Các bà mẹ cứ nghe trẻ khóc sẽ tự hỏi: "Có phải do tã bị bẩn không nhỉ?" và thay tã cho trẻ. Khi trẻ mỉm cười, mẹ lại nghĩ: "Chắc con ăn no rồi!"… Họ thường tự gắn cho trẻ những nguyên nhân mà họ nghĩ ra hoặc chấp nhận những biểu hiện cảm xúc của trẻ.

Hiển nhiên, có không ít cha mẹ lo lắng khi trẻ khóc: "Đó có phải là biểu hiện bình thường của bất kì đứa trẻ nào không? Thế là tốt hay xấu?... Nghe một tiếng khóc kinh khủng như xé nát tim gan…" Bạn không nên nói những lời cay nghiệt như vậy. Việc bạn lo lắng: "Tiếng khóc như thế không biết tính cách trẻ có gì bất thường hay không?" cũng không cần thiết.

Tương tự như những băn khoăn về việc trẻ khóc, đối với tranh con vẽ, cha mẹ lại không rõ tranh đẹp hay không. Việc trẻ vẽ tranh như thế nào có thể giúp chúng ta đoán biết tính cách và cả tâm lý của trẻ.

Những bức tranh của trẻ cũng là một trong những biểu hiện tâm lý trực tiếp nhất, giống như khi trẻ khóc vậy.

Trẻ em chưa đủ khả năng dùng lời nói hay chữ viết để diễn đạt ý nên chúng dùng "tranh" để thể hiện chính mình. Thông qua những bức tranh, dường như trẻ kể cho chúng ta nghe những câu chuyện, những khám phá của mình và bộc lộ những cung bậc cảm xúc một cách khá rõ ràng. Khi xem tranh của trẻ, chúng ta đừng vội để ý đến tranh đó xấu hay đẹp, trẻ vẽ giỏi hay dở… mà hãy cố gắng "nhìn" thật kỹ và "lắng nghe" để hiểu nội dung của bức tranh cũng như thế giới nội tâm của tác giả nhé. Hãy chấp nhận những gì trong bức tranh dưới góc nhìn trẻ thơ.

Với ý nghĩa đó, chúng ta nên hiểu tranh của trẻ không phải để nhìn mà là để nghe. Nói một cách chính xác thì tranh của trẻ em là những gì thì chỉ có thể hiểu được ngay lần đầu tiên bằng cách nghe.

Đối với trẻ em, việc được lắng nghe ngay từ lần đầu sẽ rất có ý nghĩa đối với việc vẽ tranh.

Nếu được người lớn lắng nghe và thấu hiểu, trẻ sẽ rất vui mừng. Vì vậy, chúng ta hãy chịu khó lắng nghe, hiểu, đồng cảm và chấp nhận những cảm xúc 16 của trẻ. Có thể nói, đây chính là thái độ mà trẻ mong chờ nhất từ người mẹ mà trẻ hết mực yêu thương đối với những bức tranh của mình.

Cần có phương pháp phù hợp để trẻ vẽ tranh đúng với tuổi

Cùng là phương pháp lắng nghe nhưng nếu trẻ 2 - 3 tuổi, hãy lắng nghe bằng cách hỏi trẻ về ý nghĩa của vật mà trẻ đã vẽ, ví dụ như "Cái này là cái gì vậy?". Nếu trẻ từ 4 tuổi trở lên, cách lắng nghe tốt nhất là nghe để tìm ra nội dung của câu chuyện trong tranh: "Con đang làm gì thế?". Điều tôi muốn lưu ý là việc "lắng nghe một bức tranh" không chỉ dành riêng cho các bà mẹ mà các cô giáo ở nhà trẻ cũng nên để ý đến điều này. Một quy tắc chung là khi các bé đang say mê vẽ, tốt hơn hết là bạn không "nghe" bức tranh đó. Cứ đợi cho đến lúc trẻ vẽ xong… đó mới là thời điểm lắng nghe tranh tốt nhất.

Tại sao không nên dạy trẻ vẽ theo hình mẫu?

Vậy tại sao đối với vẽ tranh, chúng ta không nên dạy trẻ vẽ theo những hình mẫu sẵn có? Thứ nhất, như tôi đã đề cập ở phần trước, tranh của trẻ em hoàn toàn khác với tranh của người lớn và nên được nghe hơn là nhìn.

Một lý do nữa là vẽ tranh không phải để ghi nhớ hình dạng mà để bày tỏ suy nghĩ của chính người vẽ qua các hình dạng. Hình dạng biểu hiện ra không phải là cái được dạy mà là "sản phẩm" sáng tạo của chính người vẽ, do bản thân người vẽ tạo ra. Từ khi 21 sinh ra, dường như ai cũng có khả năng vẽ tranh vì đó là năng lực bẩm sinh. Trong quá trình phát triển từ thơ ấu đến khi trưởng thành, khả năng ấy sẽ được rèn luyện và phát triển. Nếu biết "vun trồng" và chăm sóc hợp lý theo từng độ tuổi, khả năng vẽ một bức tranh một cách tự nhiên của trẻ sẽ tiến bộ hơn. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là người lớn phải luôn sẵn sàng xem và vui mừng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các "trò chơi tạo hình" của trẻ.

Dạy trẻ vẽ tranh có tính "kỹ thuật" một cách hệ thống nên tiến hành khi trẻ trên 9 tuổi. Cho đến lúc đó, cha mẹ đừng cố gắng dạy vẽ một cách "cao siêu", nếu không sẽ có tác dụng xấu đối với trẻ. Trong giáo dục trẻ, chạy đua với thời gian và rút ngắn giai đoạn không phải là chiến lược hữu ích.

Hơn nữa, khi trẻ vẽ một bức tranh, bức tranh đó thể hiện sự mộc mạc, hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ em. Với người lớn, ngay cả việc quyết định vẽ một đường duy nhất như thế nào, sử dụng một màu duy nhất là gì cũng là có vấn đề với bao do dự. Nhưng với mọi đứa trẻ, những họa sĩ thiên tài bẩm sinh, dù không được học vẽ chuyên nghiệp như Picasso nhưng tranh của trẻ vẽ đều thể hiện sự 22 ngây thơ, hồn nhiên mà theo tôi, ngay cả Picasso cũng không thể bắt chước được.

Đối với những đứa trẻ như thế, bạn có nghĩ rằng việc người lớn ra vẻ dạy dỗ chúng vẽ tranh là điều ngược đời và không hay chút nào không?

Giới thiệu tác giả

Akiyoshi Torii sinh năm 1928 tại tỉnh Aichi. Ông tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Aichi, nay là Đại học giáo dục Aichi, ông là Chủ tịch Hội Mỹ Thuật hòa bình tỉnh Aichi và là người đại diện giúp đỡ cho Viện Nghiên cứu Văn hóa trẻ em tỉnh Aichi. Ông còn là tác giả của nhiều đầu sách bàn về vai trò của mỹ thuật trong quá trình nuôi dạy và phát triển của trẻ em.

Thông số sản phẩm

Kích thước 13 x 19 (cm)
Tác giả Akiyoshi Torii
Nhà xuất bản Lao động
Dịch giả Hồ Phương
Năm xuất bản 2016
Đơn vị phát hành Thái Hà Books
Thể loại Nuôi dạy con
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 230 (trang)
Trọng lượng 250 (g)
Ngôn ngữ Tiếng Việt

Giá Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành) mới nhất

  1. Sách Thái Hà - Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành bán tại Shopee giá 52.000₫
  2. Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ (Thực Hành) bán tại Vinabook giá 56.000₫
  3. Đọc Vị Trẻ Qua Nét Vẽ - Thực Hành bán tại Tiki giá 49.669₫

Sản phẩm cùng tầm giá