Bảng giá

Bộ đàm

tháng 4/2024

Bảng giá Bộ đàm cập nhật đầy đủ nhất. Giá các sản phẩm thiết bị công nghệ được ghi nhận từ các trang thương mại điện tử Tiki, Sendo, Lazada, Adayroi, Lotte,...và các cửa hàng, trung tâm điện máy HanoiComputer, Phong Vũ, HC, Phan Khang,...
Các sản phẩm Bộ đàm phổ biến nhất tháng 4/2024 như: Bộ đàm cầm tay Hypersia H1, Máy bộ đàm Motorola CP1660, Bộ đàm cầm tay HYPERSIA A1, Bộ đàm cầm tay Hypersia A2...

Sắp xếp: Phổ biến
Mức giá
Low value High value
Bộ đàm cầm tay Hypersia H1
Bộ đàm cầm tay Hypersia H1
550.000
Máy bộ đàm Motorola CP1660
Máy bộ đàm Motorola CP1660
4.200.000
Bộ đàm cầm tay HYPERSIA A1
Bộ đàm cầm tay HYPERSIA A1
2.150.000
Bộ đàm cầm tay Hypersia A2
Bộ đàm cầm tay Hypersia A2
1.400.000
Bộ đàm Motorola SMP-418
Bộ đàm Motorola SMP-418
1.184.000
Bộ đàm Baofeng 888S
Bộ đàm Baofeng 888S
259.000
Máy bộ đàm Motorola GP-328 Plus
Máy bộ đàm Motorola GP-328 Plus
650.000
Bộ Đàm Motorola GP-368 Plus
Bộ Đàm Motorola GP-368 Plus
790.000
Bộ đàm Motorola CP-8800
Bộ đàm Motorola CP-8800
1.500.000

Thông tin hữu ích

Bộ đàm là gì?

Bộ đàm là một thiết bị liên lạc cầm tay, nó tương tự như một điện thoại di động nhưng chỉ có tính năng thu và phát âm thanh trong khoảng cách gần. Bộ đàm là thiết bị thường được 1 nhóm người sử dụng để liên lạc nội bộ với nhau, nó cho phép 1 người nói và nhiều người nghe cùng lúc hoặc trao đổi song phương cùng lúc. Bộ đàm có bán kính hoạt động trung bình từ 1 đến 3 km.

Bộ đàm thật chất là một chiếc máy thu phát vô tuyến hai chiều, hoạt động dựa trên sóng vô tuyến, nhằm truyền tín hiệu âm thanh trong một khoảng cách nhất định. Người dùng chỉ cần ấn vào nút “nhấn để nói” trên bộ đàm và truyền thông điệp trực tiếp đến người nghe, không cần đăng ký mạng viễn thông hay trả cước phí nào khác.

Ứng dụng phổ thông của bộ đàm

Bộ đàm có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nhất là trong các ngành nghề đòi hỏi cần truyền thông tin liên lạc nhanh chóng. Một số ngành nghề thường sử dụng bộ đàm làm phương tiện liên lạc chính:

  • Các công ty an ninh bảo vệ sử dụng bộ đàm để các nhân viên bảo vệ liên lạc với nhau trong các ca trực;
  • Các lực lưỡng vũ trang, an ninh, trinh sát, quân đội… sử dụng bộ đàm làm thiết bị liên lạc chủ yếu, đặc biệt hữu dụng trong những trường hợp khẩn cấp;
  • Các công ty vận tải, taxi… sử dụng bộ đàm để điều phối nhân viên toàn hệ thống;
  • Nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tổ chức sự kiện lớn… Sử dụng bộ đàm để liên hệ với nhau, trao đổi công việc nội bộ. Thông thường các nhà hàng, khách sạn lớn có rất nhiều tầng và nhiều khu,để dễ dàng điều hành và quản lý người ta sử dụng bộ đàm để liên lạc;
  • Các ngành hàng hải, tàu đánh bắt thủy sản… Sử dụng bộ đàm chuyên dụng hàng hải để giữ thông tin liên lạc, các thiết bị điện thoại thông minh có thể bắt sóng yếu hoặc nhận tín hiệu chập chờn ngoài biển khơi, trong trường hợp này sử dụng bộ đàm mang lại hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh những ngành trên thì bộ đàm còn có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, với lợi thế không tốn chi phí khi liên lạc, tín hiệu ổn định và nhanh chóng… bộ đàm là một thiết bị liên lạc rất hữu dụng đối với nhiều ngành nghề.

Một số lưu ý khi mua bộ đàm:

Bộ đàm cũng như các thiết bị điện tử nói chung, có một số thông số và vấn đề mà bạn phải quan tâm để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất:

Dải tần số hoạt động của bộ đàm:

Một bộ đàm có 2 loại tần số chính: VHF và UHF

  • Tần số VHF: là loại tần số sóng cao, thường dao động trong khoảng 30 MHz đến 300Mhz, bắt sóng nằm trong tần số này thì sẽ cho tín hiệu âm thanh tốt, không bị lẫn tạp âm. Tuy nhiên chỉ có thể liên lạc trong khoảng cách gần.
  • Tần số UHF: đây là dải băng tần, có giới hạn từ 300 Mhz đến 3000 Mhz, bộ đàm bắt tín hiệu trong dải tần số này sẽ có thể thu và truyền tín hiệu ở khoảng cách xa, tuy nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ… âm thanh nhận được đôi khi chập chờn, không rõ âm. Mỗi loại bộ đàm sẽ có một khoảng tần số mà ở đó tín hiệu âm thanh sẽ rõ nhất, bạn có thể kiểm tra dải tần số này trên sản phẩm.

Công suất của bộ đàm:

Các máy bộ đàm hiện nay có công suất dưới 7W, thông thường là từ 4 W - 5 W. Công suất càng cao thì chất lượng âm thanh của bộ đàm sẽ càng tốt khi ở khoảng cách xa, ngược lại công suất yếu thì bộ đàm chỉ hoạt động tốt trong khoảng cách gần.

Số kênh có thể kết nối:

Trên mỗi bộ đàm đều có quy định số kênh kết nối, số kênh này tương ứng với tổng số kênh mà bộ đàm có thể liên hệ truyền thông tin. Bộ đàm có số kênh càng nhiều thì sẽ liên hệ được với nhiều người hơn (trong điều kiện tần số cho phép). Hiện nay đa số bộ đàm có tổng số kênh là 16, nhiều hơn có thể lên 99 kênh hoặc thậm chí 128 kênh.

Độ bền của bộ đàm:

Bộ đạm thường được sử dụng ở những môi trường đặc biệt hơn điện thoại nên đòi hỏi về độ bền cao hơn. Các nhà sản xuất đều chú trọng thiết kế loại bộ đàm có khả năng chịu được va đập tốt, có khả năng chống nước, chống cháy nổ và hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường khắt nghiệt (nhiệt độ, thời tiết…). Tùy theo nhu cầu sử dụng, môi trường sử dụng mà bạn lựa chọn loại bộ đàm có khả năng thích ứng tương đương.

Các thương hiệu bộ đàm phổ biến nhất hiện nay:

Các thương hiệu sản xuất bộ đàm được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay là:

Bộ đàm Kenwood;

Bộ đàm Motorola;

Bộ đàm Baofeng;

Bộ đàm Icom;

Giá Bộ đàm mới nhất

  1. Bộ đàm cầm tay Hypersia H1 giá 550.000₫
  2. Máy bộ đàm Motorola CP1660 giá 4.200.000₫
  3. Bộ đàm cầm tay HYPERSIA A1 giá 2.150.000₫
  4. Bộ đàm cầm tay Hypersia A2 giá 1.400.000₫
  5. Bộ đàm Motorola SMP-418 giá 1.184.000₫
  6. Bộ đàm Baofeng 888S giá 259.000₫
  7. Máy bộ đàm Motorola GP-328 Plus giá 650.000₫
  8. Bộ Đàm Motorola GP-368 Plus giá 790.000₫
  9. Bộ đàm Motorola CP-8800 giá 1.500.000₫
  10. Bộ đàm Motorola GP 6288Plus giá 649.000₫