Bảng giá

vu thanh hoa - Thơ

tháng 4/2024

Bảng giá Tập thơ cập nhật mới nhất. Giá các Tác phẩm thơ hay được thu thập từ các trang thương mại điện tử Tiki, Adayroi, Lazada,... và các kênh mua sắm trực tuyến Vinabook, Bookbuy, Nhà sách Phương Nam,...
Các tác phẩm vu thanh hoa - Thơ phổ biến nhất tháng 4/2024 như: Lời Cầu Hôn Đêm Qua, Lời Cầu Hôn Đêm Qua...

Xu hướng tìm kiếm
Sắp xếp: Phổ biến
Lời Cầu Hôn Đêm Qua
Lời Cầu Hôn Đêm Qua
38.000

Thông tin hữu ích

Thơ ca phản ánh tâm hồn của con người,… Thơ là một điều gì đó rất thiêng liêng, có thể ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn.

Thơ chính là ngôn ngữ của nghệ thuật. Bắt nguồn sớm nhất từ Châu Âu, thơ có một nền văn hóa lịch sử lâu dài. Qua Việt Nam, thơ lại được biến tấu từ thể loại tục ngữ, ca dao hay những câu vè có vần điệu nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ, có giá trị văn hóa, văn nghệ.

Theo thời gian, ảnh hưởng giao lưu của các nền văn hóa, cấu trúc cùng các thể loại thơ được hình thành từ đơn giản đến phức tạp. Sau này, ở thể loại thơ ngắn hay thơ dài phần nhiều mang hơi hướng tự do, phóng khoáng trong vần điệu và câu chữ, nên không bị trói buộc và gò bó quá nhiều về mặt cấu trúc nữa.

Ở Việt Nam, thơ ca ngày xưa phổ biến nhất ở thể loại thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát.

Đi đầu về thể loại thơ lục bát ta không thể không nhắc đến tác phẩm truyện Kiều.

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”… (Truyện Kiều)

Tác phẩm truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du đã tốn không ít giấy mực của các nhà phê bình thơ. Có thể nói truyện Kiều là tác phẩm kỳ lạ bậc nhất của lịch sử văn học và thơ ca Việt Nam. Tác phẩm truyện Kiều ban đầu là một truyện thơ nôm được Nguyễn Du viết thành thể lục bát từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm gồm 3254 câu thơ được lưu truyền suốt hàng trăm năm qua, được ví như một khúc ca đoạn trường ai oán nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chuyện tình yêu hay ước mơ hạnh phúc, tất thảy đều phụ thuộc vào mẹ cha, vào gia đình, vào xã hội. Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, được ví von như có thể thấy máu chảy trên đầu bút và nước mắt thấm ướt trên trang giấy, đọc mà oán hận, đọc mà xót xa.

Nói về thơ, cũng có nghĩa là nói về tình yêu, và thơ tình luôn là một đề tài muôn thuở làm rung động lòng người.

“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn

Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”… (Nói cùng anh - Xuân Quỳnh)

“Dẫu con đi đến suốt đời

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”…

Đọc những dòng thơ đầy tâm trạng, đầy những nỗi niềm u uẩn của một người phụ nữ, ta có thể thấy Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh êm đềm, dịu dàng, chất chứa nhiều nỗi niềm. Trong mỗi bài thơ Xuân Quỳnh, người đọc sẽ cảm nhận được tâm sự của người làm con, làm vợ, làm mẹ, làm tình nhân, để rồi luôn trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, cuộc sống lứa đôi, với những hoài niệm về quá khứ và mơ ước cho tương lai. Thơ tình của Xuân Quỳnh không quá bay bổng, xa vời, mà rất gần gũi, thực tế, đời thường với niềm vui, nỗi buồn được cô chắt chiu, đong đếm. “Gia tài em chỉ có bàn tay. Em trao tặng cho anh từ ngày ấy”… (Bàn tay em)

Thơ tình của Hàn Mặc Tử cũng thế…

Một đời tài năng, một đời bất hạnh, đọc thơ Hàn Mặc Tử để được yêu thương, để rồi trách móc số phận đã quá khắc nghiệt với một con người tài hoa như ông. Thơ Hàn Mặc Tử không êm đềm như thơ Xuân Quỳnh cũng bởi lẽ ông là đàn ông. Trái lại, thơ Hàn Mặc Tử đào hoa, lãng mạn như chính con người ông vậy; ông đau đớn bởi tình yêu, đau đớn bởi cuộc sống và căn bệnh của mình, nhưng ông không thể bật ra những lời kêu than, rên rỉ, mà chỉ biết gào thét trong những lời thơ.

“Nằm gắng đã không thành mộng được

Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi”…

Thơ tình của ông vẫn thế, ông yêu, yêu nhiều lắm, yêu trong nỗi cô đơn của mình. Hàn Mặc tử đào hoa là thế, nhưng trọn cuộc đời ông chỉ có cô đơn với ánh trăng là người tình.

“Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”…

Ông chính là “người hiền viết thơ điên”. Đọc thơ Hàn Mặc Tử để cảm nhận sự lãng mạn, tài hoa cùng mối tình tuyệt vọng.

Thì ra, thơ ca không phải là những điều lý tưởng, viễn vông, mà còn là thơ cuộc đời.

Là người khai sáng, mở ra một kỷ nguyên mới, một nền độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh chính là một nhà chính trị làm thơ. Người đã đóng góp cho nước nhà một sự nghiệp văn học, thơ ca của lòng yêu nước.

“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,

Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài”… (Nhật ký trong tù)

Nhật ký trong tù (1942 – 1943) là một tập thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh, đọc Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh để thấy thơ cũng chính là người. Không phải là thơ tình, Hồ Chí Minh làm thơ để chiến đấu, thơ của ông tràn đầy tinh thần lạc quan, vẫn thưởng ngoạn thiên nhiên và mơ về một ngày mai tươi sáng.

“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”…

Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh chính là những áng thơ nêu cao giá trị nhân văn, tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai của dân tộc. Đây là một tập thơ có giá trị cao về về lịch sử, về văn hóa, về nghệ thuật,…

Thật vậy, thơ chính là tâm hồn, là tiếng hát của trái tim, là họa, là nhạc, là thơ hiện thực, thơ cuộc đời,…

Giá vu thanh hoa - Thơ mới nhất

  1. Lời Cầu Hôn Đêm Qua giá 38.000₫
  2. Lời Cầu Hôn Đêm Qua giá 38.000₫