Sống Khó Hơn Là Chết

Sống Khó Hơn Là Chết

Tác giả: Trung Trung Đỉnh

Cuốn sách dài chưa đầy 200 trang được viết trong suốt gần ba mươi năm, với những khoảng đứt đoạn thời gian, những mảnh vỡ cảm xúc ngày một buồn thêm, buồn thêm mãi
Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết không phải là một người đàn ông, một người đàn bà… mà chính là đồng tiền nhàu nát 1.000 đồng

Giá tốt từ nơi bán: 39.000
Có 9 sản phẩm từ 2 nơi bán, giá từ 40.300 - 41.600
Sách - Sống khó hơn là chết (Nhã Nam) - Nhã Nam HCM
Sách - Sống khó hơn là chết (Nhã Nam)
††Cung cấp bởi: Nhã Nam HCM
Xem khuyến mãi
39.000
Cập nhật 1 năm trước
Xem thêm 6 sản phẩm
Thu gọn
Sống Khó Hơn Là Chết - Tiki Trading
Sống Khó Hơn Là Chết
††Cung cấp bởi: Tiki Trading
Xem khuyến mãi
36.400
Cập nhật 7 tháng trước
Xem thêm 1 sản phẩm
Thu gọn
[Mã LIFEMC11SA đơn 99K] Sách - Sống khó hơn là chết ( Nhã Nam ) - KBS BooksVn
[Mã LIFEMC11SA đơn 99K] Sách - Sống khó hơn là chết ( Nhã Nam )
- KBS BooksVn
40.040
Cập nhật 1 năm trước
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Nhận xét

Sống Khó Hơn Là Chết

Tiểu thuyết Sống Khó Hơn Là Chết có một "lai lịch" khá đặc biệt, phần đầu truyện được viết từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, phản ánh cuộc sống của giai đoạn mà hôm nay chúng ta nhìn lại như đọc truyện cổ tích.

Còn phần cuối được tác giả gọi tên là "cõi thực" thì lại mới được viết vào những ngày gần đây, những ngày tháng của xã hội hiện đại, của cuộc sống với điện thoại di động, với ngôn ngữ 8x và những mối quan hệ tình cảm chớp nhoáng.

Trung Trung Đỉnh viết cuốn sách dài chưa đầy 200 trang ấy trong suốt gần ba mươi năm trời, với những khoảng đứt đoạn thời gian, những mảnh vỡ cảm xúc ngày một buồn thêm, buồn thêm mãi. Càng đọc càng buồn. Cái buồn như thấm vào tận cùng tâm hồn những kẻ hoang mang, lạc loài. Những kẻ vẫn đang cố bám lấy cuộc sống trong cuộc đời nhọc nhằn, bon chen, khốn nạn này.

Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Sống Khó Hơn Là Chết của Trung Trung Đỉnh không phải là một người đàn ông, một người đàn bà… mà chính là đồng tiền nhàu nát 1.000 đồng. Từ cuộc thiên di qua những chặng đường gió bụi của đồng tiền ấy, số phận của con người trong cuộc đời này dần hiện ra với những vết nham nhở, ngổn ngang, nhàu nhĩ và đáng thương vô cùng. Đồng tiền ấy đã chứng kiến cảnh một người phụ nữ ăn xin đã trải qua quá nhiều bất hạnh chỉ còn lại một mong ước, mơ mộng, hạnh phúc với một gã say rượu bên đường trong một cơn mưa đêm lạnh giá. Cuộc gặp gỡ của những số phận đã bị cuộc đời này vùi nát cho nhàu nhĩ đến buồn bã, xót xa. Tưởng rằng, ước mơ nhỏ nhoi có thể trở thành hiện thực cho lòng bớt đau. Nhưng rồi sau đó, số phận vẫn lại tiếp diễn những nghiệt ngã của riêng mình, và con người là nhân vật chính trong câu chuyện dài dai dẳng, triền miên ấy.

Một nhà văn cứ canh cánh nghĩ hoài về thân phận con người, đau đáu không làm sao viết cho được một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, nhà văn tìm đến men rượu, và men rượu dẫn nhà văn đến nói chuyện với đồng tiền 1.000 nhàu nát.

Đồng tiền kể rằng vì đã đi qua vài ba số phận thật đáng thương và bi ai nên mới trở nên nhàu nát như thế này, rồi đồng tiền kể cho anh nghe câu chuyện của chị Nhài, một người phụ nữ có quãng đời long đong, trải qua không ít những mối tình, cái mong muốn nhỏ nhoi nhất đời chị là có một mái ấm gia đình và cuộc sống đã không chịu ban tặng cho chị món quà bé nhỏ ấy.

Chị Nhài ngày trước vốn xinh đẹp nổi tiếng khắp lâm trường, được người đội trưởng hào hoa đem lòng yêu mến, những tưởng hạnh phúc sẽ đến thật êm ái, ngờ đâu sau đó người đàn ông ấy trở thành một tay Sở Khanh đổ tiếng oan khiến chị buộc phải rời bỏ lâm trường. Rồi cuộc sống đưa đẩy chị gặp một anh bộ đội trốn từ Quảng Bình ra, hai người lấy nhau như "hai kẻ dối trá ghép vào nhau thành đôi lứa", cũng chẳng được bao lâu thì sự thật bị phát hiện, "thế là một kẻ vào tù còn một kẻ bị gia đình chồng hắt hủi", người phụ nữ khốn khổ đành dắt con bỏ đi.

Và tạo hoá đùa giỡn với mảnh đời của chị, cho chị gặp một người đàn ông quá đỗi nhu nhược, mặc cho chị không quản ngại chăm lo vun vén cho cái gia đình với người chồng có hai đứa con riêng, gia đình mong manh này đã vỡ vụn khi người chồng tát chị và đuổi đi chỉ nhằm lấy lòng con... Từ đây, kiếp bèo bọt cơ nhỡ của chị lại tiếp diễn, cái dáng chị lếch thếch dắt đứa con gái gầy guộc đổ bóng liêu xiêu xuống cuộc đời này như mũi kim đâm vào tâm can nhà văn, buốt đến tê tái ngòi bút.

Thế rồi trong những tháng ngày đi ăn xin, ngủ nghỉ ở lề đường tưởng như đã rơi xuống tận cùng vực thẳm, chị lại thoi thóp mong chờ một thứ hạnh phúc mong manh, thứ hạnh phúc được đem lại bởi một kẻ say rượu, bởi những lời nói trong cơn say dại chán đời của một kẻ say. Chị đã như bị thôi miên, ngưỡng vọng một thứ không biết có được gọi là tình yêu? Một thứ kiếm tìm xa thẳm lắm, khi mà chị "cứ thả cho mình trôi nổi theo cái đà vô vọng ngẩn ngơ, đi tìm cái bóng của tình yêu. Cái bóng của một con ma mang hình một con ma..."

Đồng tiền rời khỏi người phụ nữ khốn khổ ấy khi chị chợt tỉnh ra vì đứa con bị ốm ngất đi, có lẽ tình mẫu tử khi ấy đã đánh thức chị khỏi cơn mê muội hoang hoải… Cũng không biết được đời chị sẽ đi về đâu, bến đậu nào của cuộc đời này? Đồng tiền dẫn dắt nhà văn đến với một cuộc hành trình khác, cuộc đời của người đàn ông tên Hải, một nhà nghiên cứu xã hội học, anh là một người lính từ chiến trường về, mang trong mình cả bầu nhiệt huyết của những gì cao cả nhất, anh dũng nhất và cũng ám ảnh nhất.

Trong cuộc lưu lạc của mình, đồng tiền 1.000 đồng ấy còn chứng kiến những số phận lầm lũi lạc loài khác. Một nhà khoa học trở về từ chiến trường vẫn mang theo bên mình niềm tin ngây thơ vào cuộc đời đầy ánh sáng này, để rồi bị cuộc đời hắt ra bên lề như một kẻ điên loạn, suốt đời chỉ ấp ôm quá khứ. Càng đọc càng nhoi nhói con tim như nghẹn lại vì những số phận buồn bã đi qua cuộc đời mình.

Những con người ấy có quyền lựa chọn cho mình một cái chết nhẹ nhàng. Một cái chết được xem như sự giải thoát những đọa đầy buồn bã của cuộc đời dành cho họ. Nhưng trong cuộc đời này, hình như được sống vẫn là một điều hạnh phúc hơn cái chết? Và tôi nghiệm ra rằng, chỉ khi đi đến tận cùng của những đau đớn, khi cảm thấy con tim mình bị bóp nghẹt đến không thể nào thở được nữa thì khi ấy chính những con người như chúng ta mới cần đến một sự giải thoát, để có thể thở được ở một thế giới khác…

Đồng tiền xuất hiện trong tác phẩm như một nhân chứng xác thực nhất, cũng như một nhà biện chứng hùng hồn với những kết luận sâu sắc nhất. Đồng tiền trôi nổi qua tay bao số phận kiếp người cuối cùng cũng trở về cát bụi trong cái đêm cúng ở Miếu Ma ấy, con người cũng vậy, qua bao nỗi đời bể dâu cũng an nhiên trở về cõi im lặng màu đen bất tận kia. Tất cả như chảy trôi trong một vòng tròn số phận, mà tạo hoá là kẻ đưa đẩy, lúc thăng khi trầm, để con người đôi khi hoang mang, vì những giá trị thật trong thế giới ảo và nỗi ảo ảnh trong cuộc đời thật này.

Một cái kết gọn và mở, Trung Trung Đỉnh đã đẩy đưa con mắt của người đọc về một cõi mơ vĩnh hằng, để bỗng nhiên ta thấy thật khó hiểu, nhưng đáp lại ông cũng giãi bày với người đọc: "Cái kết tuy rất ngắn, nhưng lại chứa đựng toàn bộ khối "thuốc nổ" của quá khứ và của cả hiện tại. Nếu không có khoảnh khắc lặng câm ấy, chắc nó - tức là cuộc sống thực ấy - sẽ nổ tung mất"

Cuốn sách được viết bằng sự chắp nối thời gian của tác giả - một khoảng thời ian không hề ngắn đề chiêm nghiệm về những giá trị của đời sống. Để ông cho ta thấy vết hằn của thời gian không hề ảnh hưởng đến mạch cảm xúc trong ông. Như nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét, ông vẫn đau đáu về Tây Nguyên và những năm tháng chiến tranh thuộc về ông đã không bao giờ tách khỏi những trang sách mà ông viết, dù ông không cố tình.

"Trước sau tôi vẫn không thoát được cuộc chiến tranh. Viết cái gì rồi cũng quay về cái đó! Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất trong đời tôi. Đó là toàn bộ tuổi trẻ của tôi! Kể ra như thế thì cũng thật đáng tiếc lắm thay. Nhưng có lẽ đó là số phận, không thể anh muốn thế nào cũng được."

Cái chết được người đời coi là sự giải thoát, nhưng đấy chỉ là khi người ta đã đi đến tận cùng nỗi đau, đi đến tận cuối con dốc cuộc đời, phải vậy chăng khi mà Trung Trung Đỉnh cứ trăn trở một câu "Sống khó hơn là chết", chết thì thôi rồi, nhưng đã sống, và sống thế nào cho đúng nghĩa của từ Sống mới thật khó biết bao...

Sống khó hơn là chết hàng vạn lần…

Giới thiệu tác giả:

Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, sinh ngày 21.09.1949, tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hiện sống ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1984). Hiện ông là giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Ông xuất thân trong gia đình nông dân, học hết phổ thông đi bộ đội, nhiều năm hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ cứu nước nên vốn sống về vùng đất này rất phong phú. Ngoài viết văn, ông còn làm thơ, viết kịch bản phim. Tác phẩm đã xuất bản: Thung lũng Đá Hoa (truyện ngắn, in chung, 1979), Người trong cuộc (truyện ngắn, 1980), Đêm nguyệt thực (truyện ngắn, 1982), Những người không chịu thiệt thòi (truyện ngắn, 1982), Ngược chiều cái chết (tiểu thuyết, 1989), Tiễn biệt những ngày buồn (tiểu thuyết, 1990), Chuyện tình ngõ lỗ thủng (tiểu thuyết, 1990), Bậc cao thủ (truyện ngắn, 1994).

Thông số sản phẩm

Kích thước 13 x 21 cm
Tác giả Trung Trung Đỉnh
Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Năm xuất bản 2008
Đơn vị phát hành Phương Nam Book

Giá Sống Khó Hơn Là Chết mới nhất

  1. Sách - Sống khó hơn là chết (Nhã Nam) bán tại Shopee giá 39.000₫
  2. Sống Khó Hơn Là Chết bán tại Tiki giá 36.400₫

Sản phẩm cùng tầm giá