Bảng giá

chuot co day dell - Chuột máy tính

tháng 5/2024

Chuột máy tính - cũng thật kỳ lạ là trông thiết bị này cũng giống như một con chuột với phần dây kết nối là cái đuôi. Giống như bàn phím, chuột máy tính là thiết bị ngoại vi rất quan trọng giúp cho việc kết nối với máy tính được dễ dàng.
Các sản phẩm chuot co day dell - Chuột máy tính phổ biến nhất tháng 5/2024 như: Chuột có dây DELL MS116 - Hàng Chính Hãng, Chuột Có Dây Dell MS116 chính hãng, Chuột Có Dây Dell MS3220 - Thiết kế thuận tay điều hướng nhanh chóng - Ladoo, Chuột Có Dây Dell MS116......

Xu hướng tìm kiếm
Sắp xếp: Phổ biến
Mức giá
Low value High value
Chuột DELL MS111
Chuột DELL MS111
26.900
Chuột Dell MS116/MS116P
Chuột Dell MS116/MS116P
59.000
Chuột Genius DX-120
Chuột Genius DX-120
94.328
Chuột Logitech M220
Chuột Logitech M220
15.000
Chuột Dell laser MS3220
Chuột Dell laser MS3220
399.000

Thông tin hữu ích

Ít ai tìm hiểu để biết được rằng cha đẻ của con chuột máy tính nhiều cải tiến chính là ông Douglas Engelbart thực hiện vào năm 1963, dù trước đó vào năm 1952, Hải quân Hoàng gia Canada đã phát minh ra thiết bị này đầu tiên. “Đứa con” của ông Douglas Engelbart ban đầu sử dụng hai bánh xe để cung cấp dữ liệu theo hai trục rồi chuyển tải lên máy tính. Đến năm 1970, người cộng sự của ông là Bill English của Xerox PARC đã thay thế bánh xe bằng một viên bi giúp cho việc di chuyển của con chuột điện tử này được dễ dàng và nhiều hướng hơn.

Tuy vậy, đến năm 1981 đánh dấu sự ra đời của GUI, con chuột máy tính mới thật sự hoàn chỉnh tiện lợi và thông dụng thay thế hoàn toàn thao tác bằng bàn phím và lệnh vốn đã quen thuộc trước đó. Với sự xuất hiện và phát triển của Microsolf cùng hệ điều hành Windows và trình duyệt web, con chuột trở thành một thiết bị ngoại vi quen thuộc không thể thiếu trong bộ máy tính của bạn.

Không như chiếc bàn phím, cấu tạo bên ngoài của chuột máy tính đơn giản hơn, chỉ bao gồm: một nút phải, một nút trái và nút giữa (hoặc nút cuộn) để mở rộng tính năng của máy tính. Có ba loại chuột máy tính phổ biến nhất đó là chuột bi, chuột quang, chuột bluetooth, chuột laser, và để kết nối với máy tính thì đều dưới hai hình thức: chuột không dây, chuột có dây.

Chuột có dây - thường là chuột bi, chuột quang

Loại chuột bi này sử dụng chiều lăn của một viên bi khi di chuyển để xác định tọa độ và vị trí của con trỏ trên màn hình máy tính. Thường viên bi này được đặt dưới đáy con chuột để tăng diện tích tiếp xúc của con chuột dưới bề mặt phẳng, viên bi lăn tự do theo nhiều hướng khác nhau cho việc di chuyển chuột được dễ dàng. Bên trong con chuột, viên bi bố trí tiếp xúc với hai thanh lăn, và khi viên bi di chuyển theo hướng nào thì sự di chuyển này được quy đổi theo hai phương làm quay hai thanh lăn. Ngoài viên bi và hai thanh lăn, còn có thêm mạch phân tích và chuyển đổi tín hiệu cùng bộ cảm biến ánh sáng nhằm xác định chiều quay và tốc độ quay tại các đĩa đục lỗ trên thanh lăn. Và phải có dây dẫn cùng đầu cắm trực tiếp vào máy tính.

Khác với chuột bi, hoạt động của chuột quang dựa trên nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của ánh sáng để xác định vị trí di chuyển và sự thay đổi tọa độ của con trỏ trên màn hình. Với độ phân giải cao nên chuột quang cho kết quả chính xác hơn hẳn. Chuột quang thường bền hơn chuột bi, trọng lượng cũng nhẹ hơn nên việc điều khiển cũng dễ dàng. Chỉ có điều chuột quang không thể di chuột trên kính và thường kén chọn mặt phẳng làm việc.

Chuột không dây - được gọi là chuột bluetooth

Gọn gàng và tiện lợi, chuột không dây thường kết nối với máy tính qua bluetooth và NFC mà không cần đến đầu cắm và dây dẫn.

Trước đây, kết nối thông dụng của chuột là cổng PS/2, nhưng giờ đây cổng USB và kết nối không dây thông qua chuột bluetooth bởi tốc độ, sự chính xác và các thao tác thoải mái trong quá trình di chuyển chuột. Nên chuột không dây chính là một phát minh tối ưu hóa cho thế giới công nghệ, là một hình ảnh không thể thiếu của chiếc máy tính. Tuy các nhà phát minh tuyên bố rằng, trong tương lai hình ảnh con chuột máy tính sẽ được thay thế bằng các công cụ thông minh khác hoặc màn hình cảm ứng, nhưng có lẽ từ đây đến lúc ấy chắc cũng còn rất lâu.

Giá chuot co day dell - Chuột máy tính mới nhất

  1. Chuột DELL MS111 giá 26.900₫
  2. Chuột Dell MS116/MS116P giá 59.000₫
  3. Chuột Genius DX-120 giá 94.328₫
  4. Chuột Logitech M220 giá 15.000₫
  5. Chuột Dell laser MS3220 giá 399.000₫
  6. Chuột có dây DELL MS116 - Hàng Chính Hãng giá 109.000₫
  7. Chuột Có Dây Dell MS116 chính hãng giá 106.000₫
  8. Chuột Có Dây Dell MS3220 - Thiết kế thuận tay điều hướng nhanh chóng - Ladoo giá 440.000₫
  9. Chuột Có Dây Dell MS116... giá 100.000₫
  10. Chuột có dây DELL MS116 (Đen) giá 94.500₫