4 món bánh ngon ngày Tết có thể bạn chưa từng ăn qua

Dạo một vòng từ Nam ra Bắc, cùng khám phá những món bánh đặc trưng ngày Tết cổ truyền ở từng nơi. Đảm bảo món nào cũng vô cùng hấp dẫn và lạ miệng! Có thể bạn chưa ăn bao giờ.

Kể tên một số loại bánh cổ truyền người Việt hay ăn vào dịp Tết, chắc hẳn đứng đầu trong danh sách không gì khác ngoài bánh chưng, bánh tét. Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng văn hóa Bắc - Trung - Nam, có thể bạn chưa từng nghe đến kha khá nhiều các loại bánh mang dấu ấn riêng của mỗi vùng miền. Khám phá ngay và lưu vào sổ tay đế thưởng thức nếu có dịp du xuân đến những địa điểm này!

1. Bánh hồng đào - Tây Nam Bộ

Người gốc Triều Châu sống tại TP. HCM hay các tỉnh miền Tây Nam bộ thường dùng bánh hồng đào trong việc cúng trả lễ, Tết. Bánh còn có tên gọi bánh lá liễu hoặc bánh ba góc. Gọi là hồng đào, nhưng ngoài màu hồng, bánh còn có loại màu trắng. Đây là loại bánh có hình dáng được cách điệu từ quả đào tiên, vốn tượng trưng cho sự trường thọ.

4 món bánh ngon ngày Tết có thể bạn chưa từng ăn qua

Bánh gồm hai phần: Da bánh làm bằng bột há cảo, bột nếp, trộn nước sôi pha vài giọt phẩm đỏ để có màu hồng đẹp mắt. Nhân bánh gồm thịt nạc dăm, tôm khô, nấm đông cô, đậu phộng, tất cả xắt nhỏ, ướp thấm gia vị rồi xào thơm. Khi ăn, chấm nước tương pha tương ớt. Bánh hồng đào còn được làm nhân ngọt với đậu xanh hoặc dừa nạo và đường cát trắng.

2. Bánh gừng - Bình thuận

Theo phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng, đặc biệt nhất là trong các ngày Tết. Ngoài tên gọi trên, bánh gừng còn được gọi là "bánh giận hờn" vì nó liên quan đến truyện tích "Đá hòn vọng phu" của người Chăm. Tuy là bánh gừng, nhưng nguyên liệu chính lại là bột nếp, gừng chỉ đóng vai trò phụ họa.

4 món bánh ngon ngày Tết có thể bạn chưa từng ăn qua

Sau công đoạn chọn nếp thơm, hạt to, trắng đục, không gãy, gạo được đem đi xay nhuyễn thành bột khô. Lấy bột trộn với trứng gà, gừng tươi giã nhỏ và nước nóng, sau đó đem giã nhuyễn, tiếp đến nặn thật khéo rồi bỏ vào chảo chiên vàng giòn. Cuối cùng áo thêm lớp nước đường đã thắng để bánh bóng mịn, không cong. Bánh gừng khi ăn dậy mùi bột nếp, thoang thoảng hương gừng, lạ miệng mà không hề ngấy.

3. Bánh phu thê - Huế

Nhiều người cho rằng bánh phu thê, hay bánh phu thê, là sản phẩm duyên dáng nhất không chỉ từ hình dáng bên ngoài, mà còn ở ý nghĩa nhân văn ẩn chứa bên trong. Hình dáng vuông vắn của bánh tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, vì vậy thường xuất hiện trong ngày cưới hỏi. Với người Huế, bánh còn góp mặt cả trong ngày lễ, Tết.

4 món bánh ngon ngày Tết có thể bạn chưa từng ăn qua

Nguyên liệu bánh chủ yếu lấy từ nông sản có sẵn tại địa phương, bao gồm bột lọc, đậu xanh, dừa. Tất cả đều được chế biến thủ công, không qua máy móc, không sử dụng chất bảo quản, cầm chiếc bánh phu thê trên tay, bạn sẽ cảm nhận được sự tinh tế của nghệ nhân ẩm thực Huế. Vỏ bánh xếp từ lá dừa ngay ngắn, nhẹ nhàng mở ra là chiếc bánh trong suốt, điểm xanh của đậu, trắng của cơm ,dừa. Cắn một miếng nhỏ thấy giòn giòn, vị ngọt thanh, thơm dịu, thật thanh tao.

4. Bánh tổ - Quảng Nam

Bánh tổ của miền Trung có xuất xứ từ thời vua Lê Thánh Tôn. Theo thông tin lưu truyền, thời điểm người miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam, họ đã sáng tạo ra loại bánh với nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tưởng nhớ về quê cha, đất tổ mỗi dịp Tết đến, xuân về. Đó chính là bánh tổ, tên gọi khác là bánh ổ, ngày nay. Bánh tổ được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp hương và đường đen. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm ra chiếc bánh vừa dai, vừa dẻo, lại có độ ngọt thanh chứ không ; ngọt lịm. Tất cả đều nhờ vào việc lựa chọn nguyên liệu hảo hạng nhất.

4 món bánh ngon ngày Tết có thể bạn chưa từng ăn qua

Có nhiều cách để thưởng thức bánh tổ. Cắt ra ăn sống, nướng hoặc chiên giòn. Nếu ăn sống, đầu lưỡi sẽ cảm nhận vị ngọt thanh của đường, vị cay của gừng và chút mềm dẻo của nếp. Nếu bánh đem nướng trên lửa than, mùi thơm đặc trưng của nếp dậy lên, đường càng ngọt, bánh càng dẻo, ăn kèm bánh tráng thật tuyệt. Với chiên giòn, bánh phồng lên, phảng phất hương thơm, giòn tan trong miệng, thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Nguồn tổng hợp

Giá Bánh hồng đào mới nhất

  1. Bánh tráng dẻo gừng giá 29.000₫
  2. Bánh Sừng Trâu Nhỏ Có Thắc Mắc giá 58.000₫
  3. Bánh gạo hữu cơ cho bé ăn dặm ILDONG Hàn Quốc nhiều vị (vị truyền thống, vị rau bina, vị khoai lang) giá 64.000₫
  4. Cô Bé Bánh Dâu - Bộ Sưu Tập 1000 Đề Can Lấp Lánh (Tập 1) giá 36.000₫
  5. Cô Bé Bánh Dâu - Bộ Sưu Tập 1000 Đề Can Lấp Lánh (Tập 2) giá 34.000₫
  6. Cô Bé Bánh Dâu - Bộ Sưu Tập 1000 Đề Can Lấp Lánh (Tập 3) giá 34.000₫
  7. Cô Bé Bánh Dâu - Bộ Sưu Tập 1000 Đề Can Lấp Lánh (Tập 4) giá 34.000₫
  8. Phòng Nghiên Cứu Khoa Học Thú Vị - Chiếc Bánh Hamburger To Ngon Lành giá 33.775₫
  9. Cảm biến áp suất lốp gắn van ngoài bánh xe ô tô, xe hơi TPMS ETP037 giá 649.000₫
  10. Xứ Sở Bánh Mì Mây - I Want To Be A Star - Tớ Muốn Trở Thành Ngôi Sao giá 21.600₫
Tags: Bánh hồng đào , Bánh Gừng , Bánh phu thê , Bánh tổ , Bánh cổ truyền , Thực phẩm