Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

An toàn thực phẩm vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bản thân và gia đình, khi bị nhiễm khuẩn bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và nắm vững kiến thức y tế cơ bản để xử lý kịp thời.

1. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm thường bị nhiễm độc bởi 3 tác nhân chính là sinh học, hóa học, độc hại vật lý có thể gây nguy hiểm và ảnh hướng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm: nấm mốc, vi rút, vi khuẩn và ký sinh vật. Đặc biệt, phân, nước thải, rác bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và ngay ở trên cơ thể người cũng có hàng trăm loại vi khuẩn, chúng cư trú ở da (đặc biệt là ở bàn tay), ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu.

Nấm móc thường gặp ở những nơi ẩm thấp đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Atlatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu, và lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Virus gây ngộ độc thực phẩm, virut bại liệt, virus viêm gan dễ hình thành trong nước ô nhiễm, rau củ quả tưới nước hoặc các món ăn chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường. Virut có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất ít virut đã gây nhiễm bệnh cho người. Virut nhiễm ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.

Ký sinh trùng thường gặp trong thực phẩm là giun sán. Người ăn phải thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò (sán dây bò), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu chín, khi vào cơ thế thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.

Khi ăn phải cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, cá chép, cá trôi... có nang trùng sán lá gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng chuyên tới ống mật, lên gan và phát triển ở gan thành sản trưởng thành gây tổn thương gan mật.

Nếu ăn phải tôm, cua có nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước có nang trứng thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quán, đau ngực, ho khạc ra máu gây guy hiểm.

Bệnh do giun xoắn cũng bới tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp có thề dẫn đến tử vong.

Tác nhân hóa học gây ô nhiễm trong thực phẩm như: các chất phóng xạ, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán, chất phụ gia sử dụng không đung quy định,các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quán, chất chống ôxi hóa, chất tẩy rửa... và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Ngoài ra còn có các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thức ăn bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm. Và các chất gây dị ứng trong một sỏ hài sán, nhộng, tằm...

Tác nhân vật lý như các vật cứng, đá sạn, lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng...

2. Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm

Khi có trường hợp nhiễm độc thì nhất thiết phải ngừng ngay việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu... đế gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho nguời bị ngộ đôc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể:

* Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng đế kích thích nôn.

* Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 6 giờ sau khi ăn. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa.

* Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat.

* Gây bài niệu bằng cách truyền dịch.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Giải độc:

* Dùng phương pháp hấp thụ và thải độc bằng than hoạt tính.

* Trung hòa chất độc.

* Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời sau những biện pháp thông thường.

Nguồn tổng hợp

Giá Thịt bò mới nhất

  1. Nghiên Cứu Lịch Sử - Bản Tóm Lược Của D.C. Somervell giá 272.000₫
  2. Chả Giò Rế Cholimex Tôm Cua 450G giá 89.000₫
  3. Warren Buffett - 10 Thương Vụ Thâu Tóm Bạc Tỷ Của Huyền Thoại Đầu Tư Chứng Khoán giá 171.415₫
  4. 30 Món Ăn Đặc Sắc Từ Thịt Heo giá 24.050₫
  5. Thịt Heo Chà Bông Chà Chà TNP 100g giá 67.700₫
  6. Hạt Nêm Vedan Thịt Heo 400g giá 34.300₫
  7. Gia vị ướp thịt heo Ottogi 240g giá 28.000₫
  8. Pate thịt heo Vissan 170g giá 35.800₫
  9. Thịt heo Gác Bếp 1kg giá 160.000₫
  10. Cháo tươi Cây Thị Thịt heo giá 20.000₫
Tags: Thịt bò , Thịt heo , Thịt cá , Tôm cua , Rau củ quả , Thực phẩm tươi sống , Thực phẩm , Phân bón , Chất tẩy rửa